Protein thực vật và động vật !
1. Protein là gì ?
Protein ( chất đạm ) là những phân tử sinh học hay đại phân tử, chứa một hoặc nhiều mạch các acid amin, liên kết với nhau bởi liên kết peptid. Các protein khác nhau chủ yếu do về trình tự các acid amin khác nhau, trình tự này do các nucleotide của gen quy định.Trong tự nhiên có khoảng 20 acid amin, trong đó có 9 acid amin thiết yếu ( EAAs - Essential amino acids ) cơ thể không tự tạo ra được mà phải cung cấp từ bên ngoài, số còn lại gọi là acid amin không thiết yếu ( non-EAAs ) vì cơ thể có thể tự tổng hợp được.
Mỗi loại protein sau khi được tạo ra, chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, có loại chỉ tồn tại vài phút, có loại có thể tồn tại hàng năm. Sau đó, protein bị thoái hóa và được tái sinh bởi bộ máy tế bào thông qua quá trình luân chuyển protein. Do protein chiếm tới 50% khối lượng thô của tế bào, là thành phần thiết yếu cấu trúc, hình thành, duy trì, tái tạo cơ thể nên cơ thể cần bổ sung protein qua chế độ ăn hàng ngày. Nếu cơ thể thiếu protein sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, chậm lớn, hay ốm đau, bệnh tật do sức đề kháng giảm.
2. Công dụng của protein đối với cơ thể
- Chức năng chính là xây dựng các mô tế bào cơ, tóc, da
- Tham gia vào các quá trình hoạt động của các tế bào
- Tích trữ năng lượng
- Vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng
- Hình thành hệ thống miễn dịch
- Cân bằng hoạt động sinh lý
- Cảm nhận kích thích của môi trường
3. Các vấn đề liên quan đến Protein
- Thiếu protein :
Yếu cơ, thậm chí mất cơ
Suy giảm miễn dịch: do protein cần thiết cho sản xuất, tổng hợp các kháng thể, giúp cơ thể phòng chống các tác nhân gây bệnh nên khi giảm các kháng thể sẽ làm suy giảm miễn dịch.
Kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ
Cơ thể bị phù nề: do protein cấu tạo nên các tế bào, giúp duy trì cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể. Nếu cơ thể không đủ protein, những cấu trúc này bị phá vỡ, các chất lỏng bị rò rỉ, gây tình trạng phù nề, tích tụ chất lỏng.
Khó ngủ, tâm trạng thất thường
- Thừa protein :
Tăng nguy cơ mắc bệnh gout, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, ...
Tình trạng khát nước: khi ăn nhiều đạm thận phải làm việc nhiều hơn để thải bớt, lượng nước tiểu nhiều hơn và thường xuyên cảm thấy khát hơn.
Rối loạn tiêu hóa: chế độ ăn giàu đạm thường ít hoặc không có chất xơ, gây rối loạn tiêu hóa như táo bón, cảm giác trướng bụng, co thắt ruột,…
Hơi thở có mùi
4. Protein thực vật và động vật
- Protein động vật là protein hoàn chỉnh , cung cấp đủ 9 acid amin thiết yếu sẽ tốt trong việc phát triển cơ bắp
- Protein thực vật là protein không hoàn chỉnh , chứa nhiều acid amin không thiết yếu và thiếu hụt đi 1 hay 1 vài acid amine thiết yếu , tốt trong việc giảm cholesterol xấu , cân bằng huyết áp cho người huyết áp cao , tốt cho tim mạch
Thế thì cái nào tốt hơn ? Dựa trên các tác dụng thì ta có thể biết rằng tốt hay không tốt thì tùy vào mục đích sử dụng, tôn giáo của từng người . Nếu bạn là 1 người tập luyện thể thao để phát triển cơ bắp thì protein từ động vật sẽ là lựa chọn tối ưu hơn thực vật . Nhưng nếu bạn là 1 người theo trường phái ăn chay thì chắc chắn là sẽ thiếu hụt đi EAAs, thì cách giải quyết đơn giản nhất là sử dụng bổ sung EAAs trực tiếp bằng các loại thực phẩm bổ sung hoặc ăn đa dạng các loại thực vật giàu protein để khắc phục đi khiếm khuyết từ nguồn protein thực vật .