Intermittent fasting có hại hay không ? ( Nhịn ăn gián đoạn - Part 2 )
Jun 17
1: Intermittent fasting là gì?
- Intermittent fasting hiểu là phương pháp nhịn ăn gián đoạn. Phương pháp này được xây dựng dựa trên việc xoay vòng giai đoạn giữa thời điểm nhịn ăn và thời điểm ăn uống bình thường.
- Đây là biện pháp ăn kiêng không chỉ tập trung chỉ vào loại thực phẩm mà còn chú trọng thời điểm ăn , nó được nhiều đối tượng lựa chọn để giảm cân và duy trì vóc dáng.
- Các hình thức thường được thực hiện : ''16/8'', ''20/4'' , ''5/2'' , ''Eat stop eat '' trong đó 16/8 là cách dễ thực hiện nhất : nhịn 16 tiếng và có 8 tiếng để dung nạp thực phẩm .Nó cũng cắt giảm thời gian và tiền bạc dành cho việc nấu nướng và chuẩn bị thức ăn mỗi tuần. Về sức khỏe, nhịn ăn ngắt quãng 16/8 có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ giảm cân. Nhịn ăn ngắt quãng không chỉ giúp giảm lượng calo cung cấp cho cơ thể mà còn giúp tăng cường trao đổi chất , từ đó giúp giảm cân nhanh chóng. Nhịn ăn gián đoạn làm giảm lượng insulin lên đến 31% và giảm lượng đường trong máu hơn 3-6% , có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường . Biện pháp này thành công khi bạn tuân thủ nghiêm ngặt và không ăn bù thức ăn ( tuân thủ theo calo in < calo out )
- Ví dụ với 1 người có mức TDEE là 3000 kcal , thì việc để nạp đủ lượng đó trong thời gian 8 tiếng đồng hồ là rất khó cho nên dẫn đến Cal in < cal out => giảm cân . Mọi người thường hiểu nhầm là có thể ăn thoải mái thả ga trong 8 tiếng mà không cần lo vấn đề tăng cân , nhưng thực tế có những trường hợp có thể ăn nhiều hơn TDEE trong 8 tiếng vẫn có thể xảy ra . Lời khuyên để thực hiện IF hiệu quả là vẫn cần tính toán và kiểm soát lượng thực phẩm bạn nạp vào . Thay vì bạn phải tính lượng kcal nạp trong cả ngày thì chỉ cần tính trong 8 tiếng
2: Intermittent fasting có an toàn không?
- Intermittent fasting sẽ thực sự an toàn nếu người áp dụng hiểu rõ cơ thể mình và không được lạm dụng. Bởi không phải ai cũng có khả năng chịu đói với thời gian giống nhau. Trường hợp cơ thể bạn không thể nhịn đói quá lâu thì đừng cố gắng quá sức áp dụng phương pháp này. Ngoài ra cách thức giảm cân này cũng không phù hợp để áp dụng lâu dài.
Một số tác dụng phụ có thể gặp :
+ Thường xuyên cảm thấy đói bụng, thay đổi tâm trạng dễ cáu gắt.( làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội )
+ Thiếu năng lượng nên não bộ hoạt động kém hiệu quả, cơ thể bị hạ đường huyết. ( không phù hợp với những người thường xuyên cần vận động đầu óc hay cần tự tập trung )
+ Gây nên chứng rối loạn ăn uống tạm thời, thay đổi hormone thất thường ở nữ giới ( gây rối loạn kinh nguyệt và mãn kinh sớm )
+ Là con đường gần nhất dẫn đến căn bệnh đau dạ dày .Tuy nhiên, nếu nhìn nhận cụ thể, nguyên nhân gây nên tình trạng đau dạ dày không hẳn đến từ việc nhịn ăn. Có thể là do độ pH trong dạ dày xuống thấp hơn mức cho phép, thói quen sinh hoạt hoặc tâm lý căng thẳng, áp lực...
3: Ai nên và không nên thực hiện Intermittent fasting?
- Intermittent fasting được áp dụng cho những đối tượng thừa cân, béo phì cần lấy lại vóc dáng .Tuy nhiên không nên tự ý áp dụng phương pháp này nếu bạn nằm trong danh sách các đối tượng sau :
+ Những người bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, huyết áp thấp.
+ Đối tượng đang sử dụng thuốc phụ thuộc vào thời gian các bữa ăn trong ngày.
+ Người thiếu cân, rối loạn tiêu hóa, dạ dày ,...
+ Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
Tùy vào thể chất và tình trạng sức khỏe của mình, bạn hãy chọn cho mình phương pháp Intermittent Fasting phù hợp. Tốt nhất, trước khi thực hiện việc giảm cân theo cách này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Dù có áp dụng phương pháp giảm cân nào thì bạn vẫn phải chuẩn bị cho mình chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế dầu mỡ,..bổ sung đầy đủ khoáng chất, ăn nhiều rau củ quả để cung cấp nhiều chất xơ và khoáng chất cho cơ thể.